Thứ Tư, 8 tháng 6, 2016

Tháp đôi Quy Nhơn

Văn hóa Chăm ở Quy Nhơn tỉnh Bình Định rất phát triển. Du lịch Quy Nhơn, bên cạnh những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, những bãi biển trải dài mát mẻ, các công trình kiến trúc Chăm nơi đây rất thu hút khách du  lịch, đặc biệt là những người yêu thích nghệ thuật kiến trúc.


Tháp đôi Quy Nhơn tọa lạc tại góc đường Trần Hưng Đạo - đường Tháp Đôi, thuộc phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tháp nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 6.000m2, được tô điểm với thảm cỏ xanh và những hàng cây rợp mát, lý tưởng cho du khách dừng chân thưởng lãm. Xem thêm bài viết
Những công trình kiến trúc Chăm ở Quy Nhơn.
Tháp đôi Quy Nhơn
Tháp đôi Quy Nhơn
Tháp đôi hay còn gọi là Tháp Hưng Thạnh là cột công trình tôn giáo của người Chăm xây dựng từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Di tích này gồm 2 ngọn tháp nằm gần nhau và cửa quay hướng nam. Tương tự những công trình Chăm pa khác, những người chăm cổ xây dựng nơi đây từ những viên gạch nung đỏ được kết dính chặt với nhau thành một khối. Có những họa tiết trang trí động vật như hươu, khỉ hay những cô gái chăm đang múa, những bức tượng thần. Năm 2008, khu di tích Tháp Đôi đã được Nhà nước đầu tư tôn tạo gần như trả lại hình dáng ban đầu của tháp và trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn nhất mỗi khi du khách về với thành phố biển Quy Nhơn

Các nhà khảo cổ học còn lưu ý thêm một điểm độc đáo của di tích Tháp đôi Quy Nhơn, đó là việc sử dụng chất liệu đá trong thi công. Đá tảng được sử dụng rất nhiều để làm phần đế cho cả 2 tháp và chân diềm mái. Dù đã mất mát khá nhiều khi trải qua thời gian dài, nhưng những gì còn lại hiện nay cũng đủ để xếp Tháp đôi Quy Nhơn vào hàng tiêu biểu cho loại hình kiến trúc tháp Chăm sử dụng kiểu đá này ở Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét